Phương pháp chống thấm ngược trần nhà nhanh và hiệu quả

  • November 29, 2024

 

Chống thấm là biện pháp tối ưu nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Có 2 biện pháp chống thấm đó là chống thấm ngược và chống thấm thuận. Khi chống thấm thuận không còn hiệu quả thì chống thấm ngược là biện pháp duy nhất để bảo vệ trần nhà của bạn. Vậy, chống thấm ngược trần nhà có những phương pháp nào và quy trình thi công ra sao? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

 

Tại sao cần phải chống thấm ngược trần nhà ?

Chống thấm ngoài công dụng ngăn chặn nước xâm nhập còn  giúp bảo vệ ngôi  nhà của bạn tránh khỏi các tác động mạnh của môi trường. Một ngôi nhà không được chống thấm tốt sẽ bị xuống cấp nhanh chóng bởi sự phá hủy của nước khi thấm vào tường nhà. Nhà bị nước thấm sẽ hình thành những vệt ố loang lổ và ẩm mốc, gây những mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

 

Trần nhà bị thấm nước tạo vệt ố
                                                                    Trần nhà bị thấm nước tạo vệt ố

 

Khi trần nhà bị thấm nước, nước phá hủy cấu trúc và làm giảm độ chắc chắn của bê tông, bê tông sẽ bị mềm đi và bong tróc, một số trường hợp còn sụp đổ phá hủy ngôi nhà. Do đó có thể thấy, chống thấm ngược trần nhà là rất quan trọng, không chỉ bảo vệ kết cấu, thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn bảo vệ sức khỏe và an toàn cho chủ nhà.

 

Trần nhà bị nứt do thấm nước
                                                                      Trần nhà bị nứt do thấm nước

 

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

Rất nhiều nguyên nhân khiến trần bị thấm nước, nhưng những nguyên nhân dưới đây là thường gặp nhất: 

Độ dốc mái: Một trong những nguyên nhân làm cho trần nhà bị thấm là do dốc của mái. Mái có độ dốc thấp làm nước mưa thoát chậm, nước tù đọng trên mái lâu ngày và thấm xuống trần. Trường hợp này thường xảy ra ở những nhà có mái bằng hoặc mái sân thượng.

Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước là một phần không thể thiếu khi làm mái nhà. Rác, lá cây, rong rêu làm hệ thống thoát nước tắc nghẽn không hoạt động. Ngoài ra, ống nước rò rỉ hoặc bị bể cũng là nguyên nhân nước không thoát được tốt và thấm vào trần nhà.

Chất lượng vật liệu: Vật liệu có chất lượng không tốt, không có khả năng chống nước cũng là một nguyên nhân bạn có thể chú ý. Mặt khác có thể là bạn chưa có màng chống thấm nước cho trần nhà hoặc màng chống thấm nhà bạn đã bị hư dẫn đến chức năng chống thấm nước không hoạt động

Mưa dột, ẩm ướt : Mưa kéo dài lâu ngày gây ẩm và dột cũng có thể làm trần nhà bị thấm nước. Đây là những điều không thể tránh khỏi bởi nó xảy ra bất chợt và không biết lúc nào dừng. Do đó cần phải có những biện pháp chống thấm để phòng tránh hiệu quả.



Các phương pháp chống thấm ngược trần nhà

Chống thấm bằng màng bitum

Phương pháp chống thấm bằng màng bitum được xem là phương pháp chống thấm tối ưu và triệt để nhất. Với ưu điểm chống cháy tốt, chịu lực va đập và độ bền cao, màng bitum là vật liệu được dùng để chống thấm cho rất nhiều loại công trình như mái nhà, tầng hầm, sân thượng,…

Quy trình chống thấm bằng màng Bitum:

Quét sạch trần nhà, trám kín các vết nứt, hở để ngăn nước xâm nhập.

Dùng sơn lót quét lên bề mặt để gia tăng độ bám dính, đợi sơn lót khô, tiến hành dán màng bitum lên trần nhà, màng sau nối liền sát màng trước sao cho kín kẽ và không bị thấm nước. Sau khi màng đã khô và bám chắc trên trần, thử phun nước để kiểm tra độ chống nước của màng.

 

Chống thấm bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là vật liệu chống thấm hiệu quả được nhiều gia đình tin dùng với hiệu quả chống thấm cao, thành phần an toàn không độc hại và dễ dàng thi công. Sơn chống thấm thường dùng để chống thấm tường, sàn, trần,… làm tăng thẩm mỹ cho công trình. 

 

Chống thấm bằng sơn chống thấm
                                                                 Chống thấm bằng sơn chống thấm

 

Quy trình chống thấm bằng sơn chống thấm:

Quét sạch bề mặt trần nhà, trám kín các vết nứt, lỗ hổng và chà phẳng bề mặt trần để sơn có thể che phủ tốt nhất. Giữ cho bề mặt trần luôn khô thoáng để sơn có thể bám tốt . 

Trộn hỗn hợp sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi tiến hành phun hoặc quét sơn lên trần. Đợi lớp thứ nhất khô rồi mới quét lớp thứ 2, có thể quét thêm lớp thứ 3 để tăng khả năng chống thấm nhưng phải đảm bảo khoảng cách của mỗi lớp là khoảng 4-6h để khô.



Chống thấm bằng sika

Sika là vật liệu vô cùng quen thuộc với ngành xây dựng bởi độ bền cao, khả năng bám dính, chịu nhiệt và chống thấm vô cùng tốt. Các công trình như nhà vệ sinh, sàn mái, sân thượng, tường, bể nước,… dùng sika chống thấm đem lại hiệu quả rất cao.

Quy trình chống thấm bằng sika:

Làm phẳng bề mặt tường, quét sạch bụi bẩn dính trên tường. Đối với các vết hở, nứt ( nếu có) dùng vữa trộn với chất chống thấm và trám kín. 

Trộn hỗn hợp sika theo nhà sản xuất hướng dẫn. Sơn một lớp lót trước, đợi khô thì tiến hành quét lớp sika đầu tiên lên. Khi lớp sika đầu tiên khô thì quét lớp thứ 2 lên ( mỗi lớp cách nhau 2h) . Sau khi hoàn thành lớp thứ 2, để khô trong 24h và phun nước để kiểm tra độ chống thấm.



Chống thấm bằng keo chống thấm 

Ngoài khả năng trám các khe nứt, gắn kết các lớp vật liệu, keo chống thấm còn có khả năng chống thấm trần nhà rất tốt. Keo chống thấm có độ bền cao,  tính bám dính và chịu được va đập tốt nên bạn có thể tin tưởng dùng keo chống thấm để chống thấm trần nhà.

 

Chống thấm bằng keo chống thấm
                                                                 Chống thấm bằng keo chống thấm

 

Quy trình chống thấm bằng keo chống thấm:

Làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt trần và làm phẳng trần để keo có thể bám tốt.

Pha hỗn hợp keo theo hướng dẫn của nhà sử dụng sau đó tiến hành quét đều lên trần, tùy vào loại keo quét theo độ dày phỏng phù hợp. Quét 2 hoặc 2 lớp keo ( mỗi lớp cách một khoảng thời gian để keo có thể khô) để có thể phát huy tối đa tính chống dính.



So sánh chống thấm ngược và chống thấm thuận

Chống thấm thuận là biện pháp chống thấm thuận chiều dòng nước tác động có tác dụng chống thấm nước rất tốt, dễ dàng thi công và chi phí rẻ. Thường dùng chống thấm nước nhà vệ sinh, tường nhà, sàn mái, sân thượng,…tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chống thấm thuận được.

Ngược lại với chống thấm thuận là chống thấm ngược, chống thấm ngược chiều dòng nước thấm vào. Đây là phương pháp tối ưu nhất dùng khi không thể chống thấm thuận. Thường dùng để chống thấm hồ bơi, bể chứa nước, tầng hầm, tường,…rất hiệu quả. Phương pháp này tốn nhiều chi phí hơn và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn chống thấm thuận.



Ở trên là những kinh nghiệm mà Tropicons đã đúc kết được qua rất nhiều dự án thi công chống thấm nhà ở, công xưởng, trang trại,… Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra biện pháp chống thấm phù hợp và hiệu quả với công trình của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu tư vấn báo giá dịch vụ chống thấm của Tropicons, vui lòng liên hệ tại đây hoặc thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng. 

 

Tell: 090 304 42 30 (Mr. Tường) – Zalo 0937989858

Email: info@dthouse.com.vn

Địa chỉ: 30/3 Phùng Văn Cung, phường 7, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

                                                                                                                                     



LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ XÂY DỰNG

Nếu Quý khách có nhu cầu được tư vấn, thiết kế và thi công xây dựng nhà phố, biệt thự, nhà xưởng, văn phòng... Xin vui lòng liên hệ liên hệ trực tiếp tiếp qua điện thoại hoặc gửi yêu cầu qua Form Liên Hệ bên dưới đến chúng tôi. Đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư của DTHouse sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.

Điện thoại 02 822 455 566
Hotline 0903 044 230