THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM ĐỂ XE

  • January 2, 2025

Thiết kế thi công nhà phố có tầng hầm để xe đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh đô thị đất chật người đông. Sự gia tăng phương tiện cá nhân khiến nhu cầu chỗ đậu xe trở nên cấp thiết. Tầng hầm không chỉ giải quyết bài toán này. Mà còn tối ưu hóa diện tích sử dụng, tăng không gian sinh hoạt cho gia đình. Xu hướng thi công nhà phố có tầng hầm còn thể hiện tính thẩm mỹ, hiện đại cho ngôi nhà. Đồng thời gia tăng giá trị bất động sản. Cùng Tropicity tìm hiểu các bước thực tế khi thiết kế thi công nhà phố có hầm để xe.

Hầm để xe tiêu chuẩn

Hầm để xe tiêu chuẩn

Tại Sao Nên Thiết Kế Thi Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Gửi Xe?

Đây là giải pháp tối ưu cho những khu đô thị đông đúc. Nơi diện tích đất hạn chế và nhu cầu sử dụng không gian ngày càng tăng cao. Tầng hầm giúp giải quyết vấn đề đỗ xe an toàn. Tránh việc để xe ngoài trời gây mất mỹ quan hoặc rủi ro mất cắp.

Hơn nữa, việc bố trí tầng hầm giúp tối ưu diện tích sử dụng các tầng trên cho mục đích sinh hoạt. Hoặc kinh doanh. Ngoài ra, nhà phố có tầng hầm mang lại sự hiện đại, tiện nghi và tăng giá trị thẩm mỹ. Phù hợp với xu hướng sống thông minh hiện nay.

Việc lựa chọn đơn vị thiết kế nhà phố sẽ giúp bạn tối ưu hóa không gian. Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và công năng trong quá trình thiết kế nhà phố có tầng hầm. Để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.

Tầng hầm là khu vực yêu cầu kỹ thuật cao, từ thiết kế đến thi công. Đặc biệt ở các hạng mục như chống thấm, hệ thống thoát nước và độ dốc phù hợp. Một đơn vị uy tín sẽ giúp bạn tối ưu hóa không gian. Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và công năng trong quá trình thiết kế nhà phố có tầng hầm.

Tham khảo đơn vị xây dựng uy tín: Tại đây!

Tại Sao Nên Thiết Kế Thi Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Gửi Xe?

Tại Sao Nên Thiết Kế Thi Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Gửi Xe?

Quy Trình Thiết Kế Và Thị Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Để Xe

Giải đoạn 1: Thiết kế

B1: Khảo sát hiện trạng và tư vấn: Khảo sát địa chất, địa hình, hiện trạng khu đất, nhu cầu sử dụng, ngân sách của gia chủ. Tư vấn sơ bộ về phương án thiết kế, loại hình tầng hầm phù hợp (nửa nổi, kín,…). Và các vấn đề pháp lý liên quan.

B2: Lập phương án thiết kế sơ bộ: Phác thảo mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình, bố trí công năng các tầng. Bao gồm cả tầng hầm gửi xe. Ước tính chi phí sơ bộ. Trình bày và chỉnh sửa theo yêu cầu của gia chủ.

B3: Thiết kế kỹ thuật chi tiết: Thiết kế chi tiết kiến trúc, kết cấu, điện nước, thông gió, thoát nước, phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ công trình, đặc biệt chú trọng đến phần tầng hầm. Tính toán tải trọng, lựa chọn vật liệu phù hợp. Hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

B4: Xin phép xây dựng: Hoàn thiện hồ sơ pháp lý và nộp hồ sơ xin phép xây dựng lên cơ quan chức năng. Theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xin phép.

Giải đoạn 2: Thị công

B5: Chuẩn bị mặt bằng: Dọn dẹp, san lấp mặt bằng, định vị công trình. Lắp đặt hệ thống rào chắn, biển báo an toàn.

B6: Thị công phần móng: Đào đất hố móng, thi công cọc, móng, tường chắn, đảm bảo kết cấu vững chắc cho tầng hầm. Xử lý chống thấm, thoát nước ngầm.

B7: Thị công phần thân tầng hầm: Xây tường, cột, sàn tầng hầm. Lắp đặt hệ thống điện, nước, thông gió, thoát nước, phòng cháy chữa cháy. Hoàn thiện chống thấm cho toàn bộ tầng hầm.

B8: Thị công phần thân nhà phía trên: Xây dựng các tầng phía trên theo thiết kế. Hoàn thiện kết cấu, kiến trúc, hệ thống kỹ thuật.

B9: Hoàn thiện: Trát tường, ốp lát, sơn bả, lắp đặt cửa, thiết bị vệ sinh, hệ thống chiếu sáng,… Hoàn thiện nội thất, ngoại thất cho toàn bộ công trình.

B10: Nghiệm thu và bàn giao: Kiểm tra chất lượng công trình, nghiệm thu các hạng mục. Bàn giao công trình cho gia chủ, hướng dẫn sử dụng và bảo trì.

Thiết kế để xe hệ thông cuốn tự động

Thiết kế để xe hệ thông cuốn tự động

Những Yếu Tố Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế Tầng Hầm Để Xe Cho Nhà Phố

Độ Dốc Lối Vào Tầng Hầm 

Độ dốc lý tưởng cho nhà phố là từ 12% đến 20%, tùy vào chiều dài lối dốc.

Nếu diện tích đất hạn chế, có thể thiết kế lối dốc gấp khúc hoặc sử dụng bệ xoay tự động để giảm độ dốc.

Bề mặt lối dốc cần được lát vật liệu chống trượt hoặc bố trí gờ chống trượt để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi trời mưa.

Độ cao lối vào tầng hầm

Đối với nhà phố, chiều cao tầng hầm nên từ 2,2m đến 2,5m, giúp không gian thoáng đãng hơn, tránh cảm giác bí bách khi sử dụng.

Nếu tầng hầm kết hợp thêm mục đích lưu trữ hoặc phòng kỹ thuật, chiều cao có thể tăng lên 2,8m để đáp ứng công năng.

Chiều Rộng Tầng Hầm Dành Cho Xe Hơi Và Xe Máy 

Với nhà phố, do không gian hạn chế, có thể thiết kế:

  • 2,5m đến 3m (rộng) và 5m đến 5,5m (dài) cho mỗi xe hơi.
  • 0,9m đến 1m (rộng) và 1,8m đến 2m (dài) cho mỗi xe máy.

Lối đi chung cần rộng 3m đến 3,5m cho xe hơi (một chiều), hoặc 5,5m đến 6m nếu có hai chiều lưu thông.

Lưu ý:

Không bố trí cột trụ ở khu vực đỗ xe để tránh cản trở việc di chuyển và đỗ xe.

Tận dụng các góc tầng hầm để làm nơi đỗ xe máy hoặc chứa đồ.

Chống Thấm Tầng Hầm 

Sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng như màng chống thấm PVC, sơn epoxy hoặc keo polyurethane.

Thi công chống thấm đồng thời cả bên trong và bên ngoài tầng hầm để tăng hiệu quả bảo vệ.

Tại các khu vực mối nối, giữa sàn và tường, cần bơm keo chống thấm hoặc sử dụng băng cản nước để ngăn rò rỉ.

Kiểm tra định kỳ khả năng chống thấm sau khi xây dựng, đặc biệt tại các vùng có mực nước ngầm cao.

Thoát Nước Tầng Hầm 

Lắp đặt rãnh thoát nước tại lối dốc, rộng từ 0,3m đến 0,5m, để ngăn nước mưa tràn vào tầng hầm.

Trang bị bơm thoát nước tự động tại điểm thấp nhất của tầng hầm để xử lý nước đọng.

Sử dụng van chặn ngược trong hệ thống thoát nước để ngăn nước từ cống thoát tràn ngược vào tầng hầm.

Định kỳ kiểm tra và vệ sinh hệ thống thoát nước để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Hệ thống thông gió và chiếu sáng

Thông gió: Lắp đặt quạt thông gió cơ học hoặc quạt hút khí thải để duy trì lưu thông không khí. Nếu tầng hầm nhỏ, có thể thiết kế cửa thông gió hoặc giếng trời để tận dụng gió tự nhiên.

Chiếu sáng: Bố trí đèn LED tiết kiệm năng lượng, ánh sáng phân bố đều tại các khu vực đỗ xe và lối đi để đảm bảo tầm nhìn tốt.

Lưu ý: Các thiết bị điện trong tầng hầm cần được bọc kín để tránh hư hỏng do độ ẩm cao.

Hầm để xe dưới phòng khách

Hầm để xe dưới phòng khách

Rủi ro thường gặp Trong Thiết Kế Và Thị Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Để Xe Ở Việt Nam Hiện Nay Nay

Chống thấm không hiệu quả: Tầng hầm dễ bị nước ngầm và nước mưa xâm nhập, đặc biệt ở những khu vực có mực nước ngầm cao.

Sai sót trong tính toán kết cấu: Nền móng không phù hợp với địa chất, dẫn đến sụt lún hoặc nứt gãy công trình.

Độ dốc lối vào không hợp lý: Độ dốc vượt mức an toàn, bề mặt trơn trượt gây nguy hiểm khi xe di chuyển.

Hệ thống thoát nước kém: Tầng hầm thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa nếu không lắp đặt rãnh thoát nước và bơm tự động.

Không đảm bảo thông gió: Tầng hầm bí khí, tích tụ khí thải xe cộ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Mẫu hầm để xe phổ biến

Mẫu hầm để xe phổ biến

Dịch Vụ Thiết Kế Thi Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Gửi Xe Tại Công Ty TNHH Kiến Trúc Và Xây Dựng Đức Tường

Cam kết của chúng tôi:

  • Đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư chuyên môn cao.
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng, an toàn.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng tận tâm từ A-Z.

Thương hiệu xây dựng Tropicons là một trong những thương hiệu uy tín và đáng tin cậy hứa hẹn sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng trong lĩnh vực thiết kế, thi công các công trình chất lượng cao. Cách thức liên hệ:

Link công trình: Tại đây!

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ XÂY DỰNG

Nếu Quý khách có nhu cầu được tư vấn, thiết kế và thi công xây dựng nhà phố, biệt thự, nhà xưởng, văn phòng... Xin vui lòng liên hệ liên hệ trực tiếp tiếp qua điện thoại hoặc gửi yêu cầu qua Form Liên Hệ bên dưới đến chúng tôi. Đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư của DTHouse sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.

Điện thoại 02 822 455 566
Hotline 0903 044 230